CHỐNG DỘT MÁI TÔN
Việc sử dụng mái tôn đem lại hiệu quả cao ( thi công nhanh, giá thành hạ .. ) khi xây dựng các nhà máy sản xuất, kho hàng, siêu thị … tuy nhiên tại một số công trình không tránh khỏi hiện tượng dột gây nhiều phiền toái, thiệt hại cho chủ sử dụng. Qua theo dõi và nghiên cứu hiện tượng dột mái tôn tại một số công trình chúng tôi phát hiện ra một số nguyên nhân gây lên hiện tượng này như sau:
- Dột từ những mũ đinh
- Do goăng cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hoá, mục.
- Do lực hút của gió mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở joint.
- Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối mái (mối nối dọc- song song với xà gồ, mối nối ngang – vuông góc với xà gồ) do độ dốc mái nhỏ (≤ 10 %), nhịp mái lớn (≥ 60 m), lưu lượng nước lớn phía cuối của mái, nước thoát không kịp gây tràn vào các vị trí nối phía cuối mái.
Dột từ những vị trí tôn bị lủng lỗ, kém chất lượng.
Tại các vị trí mũ đinh và chỗ trũng bị đọng nước trên mái tôn, tôn bị sét gỉ, mục.
Đã có một số nhà thầu tham gia việc xử lý dột mái tôn nhưng hầu như không đem lại hiệu quả cao, thường xuyên bị dột lại, mà nguyên nhân chính là sử dụng vật liệu có độ bền kém khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phương pháp chưa lường hết các yếu tố gây nên hiện tượng dột (gió, trũng, độ dốc mái ít …). Là một doanh nghiệp chuyên sửa chữa các công trình xây dựng, sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm chúng tôi đã thành công phương pháp chống dột mái tôn bằng một số loại sản phẩm như: TU (TU-Black), Flexell AC, T-100 …..
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHỐNG DỘT MÁI TÔN
Xem xét hiện trạng dột để từ đó đưa ra các vị trí cần xử lý (chỗ nào xử lý mũ đinh, chỗ nào xử lý vị trí nối tôn, chỗ nào cần thay tôn. Trong khi xem xét hiện trạng , điều tra kỹ các hiện tượng sau :
- Vị trí và mức độ dột
- Tình trạng gỉ tôn
- Tình trạng trũng mái tôn (đọng nước)
- Chiều dài 1 mái để tính độ dốc mái (từ đỉnh mái đến sê nô thoát nước)
- Đường lên mái tôn
- Hiện tượng ăn mòn mái tôn (nếu có)
- Mục đích sử dụng của công trình
1. CHUẨN BỊ BỀ MẶT
Bề mặt phải khô ráo sạch sẽ, không để bụi bẩn hay dầu mỡ bám dính…..
Trường hợp những vị trí tôn bị rỉ sét phải dùng bàn chải sắt đánh sạch hoặc thay tôn.
2. QUÉT VẬT LIỆU CHỐNG DỘT MÁI TÔN
Sau khi chuẩn bị bề mặt xong ta bắt đầu chống dột:
Bước 1: Quét keo lớp lót để đảm bảo sự kết dính của tấm tôn và các chất chống dột.
Bước 2: Tiến hành dán lớp lưới thủy tinh.
Bước 3: Tiến hành quét lớp keo thứ nhất.
Bước 4: Tiến hành quét lớp keo thứ hai (cũng là lớp hoàn thiện), bề mặt hoàn thiện có màu đen hoặc xám tùy thuộc vào từng loại keo.
Website: https://tapcons.com.vn