CHỐNG THẤM BÊ TÔNG
Sử dụng vật liệu chính ở đây là Pentens T – 100. Đây là loại vật liệu chống thấm một thành phần cao phân tử gốc Acrylic.
Pentens T – 100 là một loại vật liệu chống thấm phức hợp Polyme một thành phần của cao phân tử gốc Acrylic được tạo từ hợp chất Styrene butadien cải tiến, được tạo bởi cao su thiên nhiên, và PU gốc nước kết hợp với nhựa đường được cải tiến qua phản ứng. Nó sẽ hình thành lớp màng chống thấm có tính đàn hồi rất cao sau khi khô.
Pentens T – 007 là một chất cải tiến xi-măng cao phân tử gốc Acrylic. Khi được thêm vào vữa xi-măng, nó sẽ thẩm thấu vào bê tông và cốt liệu, và kết dính chặt với nhau nhằm nâng cao tính chống thấm và độ bền cho cấu trúc, đồng thời tăng cường độ cho bê tông. Khi được dùng để quét lót trên bề mặt cần chống thấm, nó không chỉ bám dính chặt vào bê tông, mà còn ngăn nước thấm vào để tránh sự gặm mòn của bê tông.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số vật liệu chống thấm khác như: Sikatop seal 107, Sikatop seal 105, Masterseal 540, Flexell AC, Sikaproof membremne…
Là loại vật liệu chống thấm của các ban nghành, các kiến trúc sư, các kỹ sư, các chủ kinh doanh bất động sản và các nhà thầu xây dựng….
I. CÔNG TÁC CHUNG.
1. Mục đích:
Pentens T – 100 được sử dụng rộng rãi trong các công việc chống thấm nhằm mục đích ngăn chặn hiện tượng thấm nước lên bề mặt bê tông.
2. Phạm vi sử dụng:
• Chống thấm và ngăn ẩm cho mặt ngoài tường tầng hầm.
• Chống thấm cho tường chắn
• Chống thấm cho sàn nhà, phòng tắm dưới lớp bảo vệ
• Chống thấm cho sàn mái dưới lớp bảo vệ.
• Chống thấm cho sân thượng và ban công dưới lớp bảo vệ.
• Chống thấm cho máng nước và vườn hoa dưới lớp bảo vệ.
• Chống thấm cho hồ bơi, bể chứa nước dưới lớp bảo vệ.
• Chống dột mái tôn.
3. Ưu điểm:
– Độ bền cao:
– Lớp màng chống thấm liền lạc:
– Độ bám dính tuyệt hảo:
– Độ dẻo thích hợp:
– Phù hợp với mọi hình dạng:
– Không co rút sau khi lão hóa:
– Chịu được các lực tải lên bề mặt:
– Dễ sử dụng:
II. QUY TRÌNH THI CÔNG:
1. Chuẩn bị mặt bằng
• Bề mặt chống thấm cần phải được vệ sinh sạch bụi bẩn, hồ vữa, không bám dính dầu mỡ và cần loại bỏ các tạp chất bám trên bề mặt, để tạo cho bề mặt có độ bám dính tốt.
• Kiểm tra bề mặt có bị nứt hoặc bị rò rỉ nước gây hiện tượng thấm. Nên xử lý và gia cố trước khi thi công chống thấm (nếu có).
• Bề mặt thi công yêu cầu phải được trám trét làm phẳng, không gồ ghề…
2. Thi công: (3 lớp)
• Lớp 1: Quét lớp Primer T – 007
• Lớp 2: Quét lớp phủ T – 100
• Lớp 3: Quét lớp phủ T – 100 cũng là lớp hoàn thiện
3. Thử nước và sử dụng:
– Sau khi quét lớp Primer T – 007 và hai lớp phủ T – 100. Sau 24 giờ tiến hành thử nước.
– Thử nước trong vòng 48 giờ đồng hồ rồi xả nước.
– Cán lớp hồ vữa 30 – 40 mm làm lớp bảo vệ và đưa vào sử dụng.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: https://tapcons.com.vn