BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG
I. CÔNG TÁC CHUNG:
1. MỤC ĐÍCH:
- Phương pháp áp lực cao là phương pháp được dùng để xử lý những vết nứt có độ rộng nhỏ (≤0.5 mm) hoặc những vết nứt có độ sâu lớn (≥ 200 mm) mà những phương pháp khác không thể bơm vật liệu vào đến nơi được.
- Công ty Trường An Phát là nhà thầu thi công nên luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, vì thế chúng tôi sử dụng những sản phẩm từ những nhà cung cấp có chất lượng như: Epoxy Sikadur 752, Epoxy E – 500 và Epoxy – 1400 của Đài Loan hoặc Hàn Quốc, …..
2. VẬT LIỆU:
- Vật liệu chính thường sử dụng trong xử lý vết nứt là loại keo epoxy vì keo này có nhiều tính năng vượt trội phù hợp như: Keo Epoxy Sikadur 752, Epoxy E-500, Epoxy 1400….
- Độ nhớt thấp
- Liên kết mạnh.
- Không co rút.
3. THIẾT BỊ:
Gồm máy khoan, mũi khoan, Máy bơm áp lực cao, Kim bơm ( hay còn gọi là ty bơm), Máy thổi bụi……
- Thiết bị quan trọng nhất trong phương pháp bơm áp lực cao là máy bơm keo áp lực cao. Máy bơm keo áp lực cao có áp lực tối đa lên tới 5000 PSI (tương đương 350 kg/cm2), áp lực bình quân từ 1500÷2500 PSI (tương đương 105÷175 kg/cm2).
- Ưu điểm: Xử lý được những vết nứt có độ rộng nhỏ, độ sâu lớn….
II. PHƯƠNG PHÁP THỰ HIỆN:
- NỨT SÀN:
- Sàn BTCT xuất hiện nhiều vết nứt gây thấm ướt khi sàn đọng nước.- Vết nứt có loại xuyên sàn, có loại không xuyên sàn xuất hiện ở mặt trên hoặc mặt dưới sàn.
- Các vết nứt xuất hiện chủ yếu ở sàn tầng hầm và sàn tầng lửng, nguyên nhân chủ yếu là do co ngót bê tông hoặc bê tông bị lực kéo do chịu tải sớm…..
- Chiều dày sàn từ 200 ÷ 400 tùy từng khu vực;
2. TRÌNH TỰ THI CÔNG
BƯỚC 1: Dọc theo vết nứt, khoan xuyên vào vết nứt với:
- Độ sâu: 10÷15 cm;
- Đường kính lỗ khoan: 10 mm;
- Khoảng cách giữa các lỗ khoan: 15cm – 20 cm tùy theo vết nứt
Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch bên trong và bề mặt vết nứt khỏi bụi bẩn, nếu vết nứt có nhiều bụi bám lâu ngày thì dùng máy thổi khí để vệ sinh bên trong.
BƯỚC 2:
Gắn kim bơm vào lỗ khoan.
BƯỚC 3:
- Bơm keo (Keo Epoxy Sikadur 752, Epoxy Pentens E-500, Epoxy 1400….) vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng (giữ áp lực bình quân từ 1500÷2500 PSI);
- Nếu trường hợp trong quá trình bơm, keo trào lên bề mặt quá nhiều trong khi chưa vào trong vết nứt bao nhiêu thì có thể trám bề mặt vết nứt lại bằng keo ATM, chờ keo ATM khô và tiến hành bơm tiếp cho đến khi keo đầy vết nứt.
BƯỚC 4:
- Sau khi keo khô thì tiến hành tháo kim bơm ra;
- Trám miệng lỗ khoan bằng vữa (tùy chọn);
- Vệ sinh bề mặt và khu vực sữa chữa;
III. Công ty TNHH ĐầU Tư Xây Dựng Trường An Phát có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nứt các công trình tương tự. Chúng tôi cam kết thi công an toàn, chất lượng, vệ sinh.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG AN PHÁT
Địa chỉ: 406/7 đường TTH07, Khu phố, Phường Tân Thới Hiệp, Q. 12, TpHCM
Hotline: 0933 810 112 – 077 59 58 397
Email: truonganphatcons@gmail.com
Website: https://tapcons.com.vn
Website: https://tapcons.com.vn